Suy thận là tình trạng thận không còn hoạt động hiệu quả nữa. Bình thường thận thực hiện một công việc quan trọng trong cơ thể bằng cách loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa. Bệnh suy thận gây tử vong nếu không được điều trị thích hợp. Suy thận đôi khi chỉ là tạm thời và phát triển nhanh (cấp tính) nhưng có khi là tình trạng mạn tính (lâu dài) và ngày càng xấu hơn.
Phân loại suy thận
Dựa vào cơ chế bệnh sinh, suy thận được chia như sau: suy thận cấp và bệnh thận mạn. Suy thận cấp gồm có: trước thận, tại thận và sau thận. Còn bệnh thận mạn được chia thành năm giai đoạn: 1, 2, 3 (a và b), 4, 5; riêng giai đoạn 5 còn gọi là suy thận mạn tính.
Suy thận cấp
Suy thận cấp trước thận: Xuất hiện khi lưu lượng máu đến thận không đủ, ảnh hưởng đến khả năng đào thải chất độc. Nguyên nhân của tình trạng này do chấn thương, phẫu thuật hoặc các bệnh khác. Triệu chứng thường gặp gồm chán ăn, buồn nôn, nôn, co giật, hôn mê… Suy thận cấp tính trước thận có thể được chữa khỏi nếu bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây giảm lưu lượng máu đến thận.
Suy thận cấp tại thận: Có thể do chấn thương trực tiếp đến thận như va đập mạnh, tai nạn. Ngoài ra, bệnh cũng xảy ra khi thận phải lọc quá nhiều độc tố, thiếu máu cục bộ hay thiếu oxy đến thận. Trong đó, nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ bao gồm chảy máu nghiêm trọng, tắc nghẽn mạch máu thận, viêm cầu thận…
Suy thận cấp sau thận: Bệnh có liên quan đến sự co mạch thận hướng tâm, phát triển để đáp ứng với sự gia tăng mạnh trong ống thận, thường có triệu chứng vô niệu (không có nước tiểu). Bệnh thường xảy ra do đường tiết niệu bị tắc cấp tính như tắc niệu quản hai bên, tắc cổ bàng quang, hẹp niệu đạo, hình thành khối u, u tuyến, ung thư tuyến tiền liệt, sán máng bàng quang. Ngoài ra, người bệnh bị suy thận cấp tính sau thận có thể do các nguyên nhân khác bao gồm viêm nhú hoại tử, xơ hóa sau phúc mạc và các khối u sau phúc mạc, các bệnh và chấn thương tủy sống. Riêng tắc nghẽn niệu quản một bên thường đủ để phát triển suy thận cấp sau thận ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính.
Bệnh thận mạn
Bệnh thận tiến triển với tốc độ khác nhau ở những người khác nhau và có thể mất từ 2-5 năm để chuyển qua các giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn bệnh thận được đo bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra mức lọc cầu thận ước tính (eGFR). Khi chức năng thận giảm, eGFR giảm, eGFR càng thấp cho thấy bệnh thận mạn càng tiến triển xấu hơn.
Các dấu hiệu của bệnh suy thận.
Nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm, sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại nhưng một số trường hợp chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến suy thận.
Đau lưng: cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm bàng quang hoặc viêm vùng phụ cận ở lưng. Một khi bạn bị đau lưng hãy đến bệnh viện kiểm tra, nếu cần thiết hãy tiến hành nọi soi bàng quang theo chỉ định của bác sĩ.
Những thay đổi khi đi tiểu như: Đi tiểu nhiều vào đêm, Nước tiểu có bọt, Lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, Cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn,… Đây là 1 trong những dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh thận, vì thế hãy nhanh chóng tới khám bác sỹ.
Ngứa/phát ban ở da: Thận loại bỏ các chât thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ngứa ở da.
Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy.
Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropotietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ooxxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do suy thận.
Phù chân, mặt, tay: là do thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và tay.
Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng ure huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiên hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.
Buồn nôn và nôn: cũng là dấu hiệu bệnh thận: Do ure huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.
Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong 2 lá phổi kèm theo tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy) sinh ra chứng thở nông.
Ớn lạnh: Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.
Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu não khiến não không cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Nguồn: Dược Phẩm Tuệ Tĩnh sưu tầm