Hoàng cầm

3.130.000đ

thông tin sản phẩm

HOÀNG CẦM
Tên khoa học: Scutellaria baicalensis Georgi. họ Hoa môi (Lamiaceae)
Tên gọi khác: Tửu cầm, Điều cầm, Thử vĩ cầm
Bộ phận dùng: Rễ đã cạo vỏ phơi hoặc sấy khô
Tính vị: Vị đắng, tính hàn
Thành phần hóa học: Trong Hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất flavon: Scutelarin và baicalin; chất scutelarin có cả trong lá, rễ và thân, chất baicalin chỉ có trong rễ; ngoài ra có thành phần tanin và chất nhựa
Công dụng: Thanh nhiệt táo thấp, tả hỏa giải độc, an thai. Chủ trị: Phế nhiệt ho đờm nhiều, đờm đặc; đau sưng họng, nôn ra máu, máu cam, viêm gan mật, kiết lỵ, tiêu chảy, mụn nhọt, lở ngứa, động thai chảy máu. Trong Đông y Hoàng cầm là vị thuốc mát chữa sốt, chữa cảm mạo, cầm máu, kinh nguyệt quá nhiều
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 3 – 15 gram/ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc. Có thể dùng dạng bột
Sơ chế:
+ Hoàng cầm: Rễ Hoàng cầm cạo vỏ sạch, ngâm nước lạnh hoặc ngâm nước sôi 10 phút, hoặc hấp 30 phút, lấy ra ủ mềm, thái phiến mỏng, phơi hoặc sấy khô (tránh phơi nắng to). Dược liệu là phiến mỏng hình tròn hoặc đa dạng, vỏ ngoài nâu đến vàng nâu, mặt cắt vàng nâu đến vàng lục có vân xuyên tâm
+ Tửu Hoàng cầm: Lấy dược liệu Hoàng cầm (đã thái phiến), phun rượu cho ướt, trộn đều. Sao qua với lửa nhỏ, đem phơi khô. 10 kg Hoàng cầm dùng 1,5L rượu