Sâm ngọc linh

Liên hệ

thông tin sản phẩm

SÂM NGỌC LINH
Tên khoa học: Panax vietnamensis Ha et Grushv., họ Nhân sâm/ Ngũ gia bì (Araliaceae)
Tên gọi khác: Sâm Việt Nam, Sâm K5, Thuốc giấu
Bộ phận dùng: Thân rễ và rễ củ đã phơi hay sấy khô của cây Sâm Việt Nam
Tính vị: Vị đắng, ngọt
Thành phần hóa học: Thành phần hóa học chính trong rễ củ của Sâm Việt Nam là saponin triterpen (>15%), chủ yếu thuộc nhóm dammaran tương tự Nhân sâm. Đặc biệt saponin cấu trúc ocotillol (majonosid R2 đại diện cho nhóm này) chiếm gần 50% tổng lượng saponin toàn phần. Ngoài ra, còn có các hợp chất polyacetylen, tinh dầu, acid béo, acid amim, các nguyên tố vi lượng…
Công dụng: Sâm Ngọc Linh là một vị thuốc đã được đồng bào dân tộc sử dụng từ rất lâu như một loại thuốc trong những bài thuốc cổ truyền cầm máu, lành vết thương, làm thuốc bổ, thuốc trị sốt rét, đau bụng, phù thũng. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng tuyệt vời mà Sâm Ngọc Linh mang lại đối với sức khỏe con người như giảm stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miến dịch, chống oxy hóa, phòng chống ung thu, bảo vệ gan. Những nghiên cứu dược lý lâm sàng của Sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả tốt, các bệnh nhân được sử dụng Sâm Ngọc Linh đều ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân, tăng thị lực, tăng đề kháng, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện…
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 2 – 6 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc, tán bột. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác
Sơ chế: Thu hoạch thân rễ và rễ củ của cây từ 5 năm tuổi trở lên vào tháng 9 đến tháng 12, rửa sạch, phơi nắng hay sấy khô ở nhiệt độ dưới 60°C. Bảo quản trong bì kín, để nơi khô. Tránh ẩm, mốc mọt
Có rất nhiều cách sử dụng Sâm Ngọc Linh:
+ Cách 1: Ngậm tan Sâm Ngọc Linh trong miệng: Đây là cách cơ bản và đơn giản nhất
+ Cách 2: Sâm Ngọc Linh tẩm mật ong
+ Cách 3: Sử dụng Sâm Ngọc Linh pha trà
+ Cách 4: Ngâm rượu Sâm Ngọc Linh