Biến chứng và phương pháp chuẩn đoán bệnh viêm khớp thấp

  4 Tháng sáu, 2024

Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh nguy hiểm, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cần điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế các tổn thương và biến dạng cơ thể tiến triển nghiêm trọng hơn.

Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Bác sĩ Lê Nam Anh đang làm việc tại Công Ty Dược Phẩm Tuệ Tĩnh chỉ rõ các biến chúng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp mà bạn nên tham khảo như sau:

Loãng xương: Bản thân bệnh lý nguy hiểm này, cùng với một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh, có thể làm tăng nguy cơ loãng xương – tình trạng suy yếu xương và khiến xương trở nên giòn, dễ gãy.

Hình thành những khối mô cứng xung quanh các khu vực khớp chịu áp lực lớn, chẳng hạn như khuỷu tay. Không chỉ vậy, những nốt này còn có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, kể cả phổi.

Khô mắt và miệng: Bệnh nhân có nhiều khả năng mắc hội chứng Sjogren – rối loạn làm giảm độ ẩm trong mắt và miệng.

Nhiễm trùng: Bản thân bệnh này và nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Thành phần cơ thể bất thường: Tỷ lệ mỡ so với cơ thường cao hơn ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, ngay cả khi người đó có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường.

Hội chứng ống cổ tay: Nếu tình trạng viêm tác động lên cổ tay có thể chèn ép dây thần kinh ở bàn tay và ngón tay gây ra hội chứng ống cổ tay.

Bệnh tim mạch: Bệnh làm tăng nguy cơ bị xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch cũng như viêm túi bao quanh tim.

Bệnh phổi: Những người mắc bệnh RA có nguy cơ bị viêm và sẹo mô phổi, tiến triển đến khó thở.

Ung thư hạch: Người bệnh RA có khả năng cao bị ung thư hạch – một nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.

Xem thêm: Đau vai gáy nguyên nhân và cách điều trị

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp

Để chẩn đoán đạt tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cơ xương khớp tổng quát, cụ thể: vùng khớp đau nhức, các khớp bị đau có đối xứng nhau không, có xuất hiện bướu và nốt dưới da không, có hiện tượng cứng khớp (đặc biệt là vào buổi sáng) không…

Tiếp theo, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một số xét nghiệm như:

Xét nghiệm máu: nhằm xác định số lượng hồng cầu. Những người bị bệnh tự miễn viêm khớp dạng thấp có thể có số lượng tế bào hồng cầu thấp

Xét nghiệm Protein phản ứng C (C-reactive protein – CRP);

Xét nghiệm kháng thể kháng nhân dương tính (ANA);

Xét nghiệm kháng thể citrulline theo chu kỳ (anti-CCP);

Tốc độ lắng của tế bào máu (ESR): Máu đông lại nhanh ở đáy ống nghiệm là dấu hiệu của RA;

Xét nghiệm RF.

Xem thêm: Bác sĩ hướng dẩn phương pháp điều trị loang xương

Phòng bệnh viêm khớp dạng thấp

Để ngăn ngừa bệnh viêm đa khớp dạng thấp, bạn nên lưu ý một số điều sau:

Giữ tư thế đúng như không đứng hoặc ngồi quá lâu, giữ thẳng lưng.

Không thực hiện những hành động gây hại đến khớp như bẻ khớp ngón tay,…

Không nên cử động cổ tay mà khiến cho bàn tay bị lệch qua một bên.

Thường xuyên massage các khớp.

Rèn luyện cơ thể, duy trì cân nặng ổn định.

Ăn uống đủ chất (canxi, vitamin D), hạn chế bia rượu/thuốc lá và tránh căng thẳng/luyện tập quá mức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *