Tiêu chảy xảy ra rất phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh tiêu chảy nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân bệnh Tiêu chảy
Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng và hầu hết các đợt kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có kèm theo sốt, buồn nôn, nôn, chuột rút và mất nước. Một số lý do phổ biến nhất khiến trẻ bị tiêu chảy bao gồm:
Nhiễm virus như rotavirus, vi khuẩn như salmonella và hiếm khi là ký sinh trùng như giardia. Virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy ở trẻ. Cùng với phân lỏng hoặc nước, các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus thường bao gồm nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu và sốt.
Ngộ độc thực phẩm cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng gồm nôn mửa và có xu hướng hết trong vòng 24 giờ.
Bài viết liên quan: Bác sĩ lưu ý những thực phẩm không nên sử dụng khi tiêu chảy
Các nguyên nhân khác của tiêu chảy bao gồm như bệnh ruột kích thích, bệnh Crohn, dị ứng thực phẩm và bệnh celiac.
Khối u thần kinh – khối u thường xuất phát từ trong đường tiêu hóa.
Bệnh Hirschsprung – là bệnh bẩm sinh có tình trạng khi trẻ được sinh ra bị thiếu các tế bào thần kinh trong cơ bắp của một phần hoặc toàn bộ đại tràng.
Xơ nang – Là bệnh di truyền dẫn đến sự tích tụ chất nhầy dày ngăn cản cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Rối loạn tiêu hóa bạch cầu ái toan – một nhóm bệnh phức tạp đặc trưng bởi lượng tế bào bạch cầu cao hơn bình thường, được gọi là bạch cầu ái toan, trong các cơ quan trong hệ thống tiêu hóa.
Triệu chứng bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy là một rối loạn tiêu hóa phổ biến, mỗi người có thể gặp phải ít nhất vài lần mỗi năm. Tuy nhiên theo bác sĩ Công Ty Dược Phẩm Tuệ Tĩnh thì nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần điều trị sớm nếu xuất hiện các triệu chứng tiêu chảy:
Đầy bụng, sôi bụng;
Tiêu chảy liên tục, nhiều lần, lúc đầu phân lỏng, sau toàn nước (trong trường hợp bị bệnh tả: phân toàn nước đục như nước vo gạo);
Nôn, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau chỉ nôn ra toàn nước trong hoặc màu vàng nhạt;
Người mệt lả, có thể bị chuột rút, biểu hiện tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng như: khát nước, da khô, nhăn nheo, hốc hác, mắt trũng, mạch nhanh, huyết áp hạ, có khi không đo được huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh… và có thể dẫn đến tử vong.
Phương pháp chẩn đoán bệnh tiêu chảy
Ngoài việc dựa trên các dấu hiệu mắc bệnh qua các triệu chứng mà người bệnh gặp phải, các bác sĩ sẽ tiến hành một số các loại xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh từ đó có thể đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả. Các xét nghiệm đó gồm:
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) cho thấy tác nhân gây ra tiêu chảy.
Xét nghiệm phân: Phát hiện các loại vi khuẩn hay ký sinh trùng gây ra bệnh có trong mẫu phân.
Nội soi đại tràng: cho phép bác sĩ xem toàn bộ khung đại tràng, một phần của ruột non, từ đó có thể thấy những tổn thương tại đây và tìm ra nguyên nhân tiêu chảy. Ống nội soi cũng được trang bị một dụng cụ có thể giúp lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) từ đại tràng ra ngoài để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.