thông tin sản phẩm
SA NHÂN
Tên khoa học: Amomum sp., họ Gừng (Zingiberaceae)
Các loài sau đây cho vị dược liệu Sa nhân dùng trong ngành Dược:
+ Amomum ovoideum Pierre
+ Amomum villosum Lour., var.xanthioides (Wall.) T.L Wu ex Senjen Chen
+ Amomum longiligulare T.L.Wu
+ Amomum thyrsoideum Gagnep
Tên gọi khác: Súc sa mật, Mè tré
Bộ phận dùng: Quả gần chín đã bóc vỏ và phơi khô
Tính vị: Vị cay, tính ấm
Thành phần hóa học: Hạt Sa nhân có chứa tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là camphor, bornylacetat, borneol. Tỷ lệ hàm lượng giữa hai thành phần camphor và bornylacetat thay đổi theo từng loài.
Ở loài Amomum longiligulare hàm lượng camphor bao giờ cũng cao hơn hàm lượng bornylacetat, còn ở loài Amomum ovoideum thì ngược lại. Hạt Sa nhân còn có polysaccharid, flavonoid (quercetin-3-rohamnosid, isoquercitrin, quercetin), acid phenol, acid béo
Công dụng: Hành khí hóa thấp, ôn trung tán hàn, khai vị tiêu thực, an thai. Chủ trị: Ăn không tiêu, đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy thuộc hàn, đau nhức xương khớp, nhức mỏi tay chân, động thai
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 3 – 6 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán
Sơ chế: Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu, lúc trời khô ráo, hái lấy quả chín, để cả vỏ, tãi phơi ngay cho thật khô; nếu không gặp nắng phải sấy kịp thời; tốt nhất ngày phơi, đêm sấy, khoảng 4 ngày đến 5 ngày thì khô. Quả Sa nhân khô kiệt đem bóc bỏ vỏ, lấy khối hạt đem phơi hoặc sấy nhẹ (40°C đến 45°C) đến khô
SA NHÂN
Tên khoa học: Amomum sp., họ Gừng (Zingiberaceae)
Các loài sau đây cho vị dược liệu Sa nhân dùng trong ngành Dược:
+ Amomum ovoideum Pierre
+ Amomum villosum Lour., var.xanthioides (Wall.) T.L Wu ex Senjen Chen
+ Amomum longiligulare T.L.Wu
+ Amomum thyrsoideum Gagnep
Tên gọi khác: Súc sa mật, Mè tré
Bộ phận dùng: Quả gần chín đã bóc vỏ và phơi khô
Tính vị: Vị cay, tính ấm
Thành phần hóa học: Hạt Sa nhân có chứa tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu là camphor, bornylacetat, borneol. Tỷ lệ hàm lượng giữa hai thành phần camphor và bornylacetat thay đổi theo từng loài.
Ở loài Amomum longiligulare hàm lượng camphor bao giờ cũng cao hơn hàm lượng bornylacetat, còn ở loài Amomum ovoideum thì ngược lại. Hạt Sa nhân còn có polysaccharid, flavonoid (quercetin-3-rohamnosid, isoquercitrin, quercetin), acid phenol, acid béo
Công dụng: Hành khí hóa thấp, ôn trung tán hàn, khai vị tiêu thực, an thai. Chủ trị: Ăn không tiêu, đau bụng lạnh, nôn mửa, tiêu chảy thuộc hàn, đau nhức xương khớp, nhức mỏi tay chân, động thai
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 3 – 6 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán
Sơ chế: Thu hoạch vào mùa hạ, mùa thu, lúc trời khô ráo, hái lấy quả chín, để cả vỏ, tãi phơi ngay cho thật khô; nếu không gặp nắng phải sấy kịp thời; tốt nhất ngày phơi, đêm sấy, khoảng 4 ngày đến 5 ngày thì khô. Quả Sa nhân khô kiệt đem bóc bỏ vỏ, lấy khối hạt đem phơi hoặc sấy nhẹ (40°C đến 45°C) đến khô
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Sa nhân”