thông tin sản phẩm
NGẢI CỨU
Tên khoa học: Artemisia vulgaris L., họ Cúc (Asteraceae)
Tên gọi khác: Ngải diệp, Cây thuốc cứu, Cây thuốc cao
Bộ phận dùng: Ngọn thân
Tính vị: Vị đắng, cay, tính ấm
Thành phần hóa học: Lá cây Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu chủ yếu là cineol, camphene; bao gồm các hoạt chất chính như acid amin, cholin, flavonoid, adenin
Công dụng: Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 6 – 12 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đau do sang chấn (ngã, va đập): Lấy Ngải cứu tươi, rửa sạch, giã, đắp nơi đau với liều thích hợp
Sơ chế: Ngải cứu khô: Loại bỏ tạp chất và cành, rây bỏ chất vụn, thu được Ngải diệp, rửa qua nước cho mềm, thái ngắn, phơi khô
+ Ngải thán (hoặc Thô Ngải thán): Chọn Ngải diệp sạch cho vào nồi sao to lửa đến khi đa phần (khoảng 7 phần 10) chuyển thành màu đen, trộn đều với dấm, sao khô hoặc lấy ra phơi ở chỗ mát 2 ngày đến 3 ngày cho khô. Cứ 100 kg lá Ngải cứu dùng 15 L dấm
+ Ngải nhung dùng để (châm) cứu: Lá Ngải cứu sạch phơi khô, sao qua, để cho mềm, cho vào cối giã kỹ, khi nào mịn như nhung là được, bỏ xơ và bột vụn
NGẢI CỨU
Tên khoa học: Artemisia vulgaris L., họ Cúc (Asteraceae)
Tên gọi khác: Ngải diệp, Cây thuốc cứu, Cây thuốc cao
Bộ phận dùng: Ngọn thân
Tính vị: Vị đắng, cay, tính ấm
Thành phần hóa học: Lá cây Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu chủ yếu là cineol, camphene; bao gồm các hoạt chất chính như acid amin, cholin, flavonoid, adenin
Công dụng: Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 6 – 12 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đau do sang chấn (ngã, va đập): Lấy Ngải cứu tươi, rửa sạch, giã, đắp nơi đau với liều thích hợp
Sơ chế: Ngải cứu khô: Loại bỏ tạp chất và cành, rây bỏ chất vụn, thu được Ngải diệp, rửa qua nước cho mềm, thái ngắn, phơi khô
+ Ngải thán (hoặc Thô Ngải thán): Chọn Ngải diệp sạch cho vào nồi sao to lửa đến khi đa phần (khoảng 7 phần 10) chuyển thành màu đen, trộn đều với dấm, sao khô hoặc lấy ra phơi ở chỗ mát 2 ngày đến 3 ngày cho khô. Cứ 100 kg lá Ngải cứu dùng 15 L dấm
+ Ngải nhung dùng để (châm) cứu: Lá Ngải cứu sạch phơi khô, sao qua, để cho mềm, cho vào cối giã kỹ, khi nào mịn như nhung là được, bỏ xơ và bột vụn
Tiến –
Ngải cứu trước đây mẹ mình hay đánh với trứng ăn cùng. Không ngờ nó có nhiều tác dụng vậy