thông tin sản phẩm
XẤU HỔ
Tên khoa học: Mimosa pudica L, họ Trinh nữ (Mimosaceae)
Tên gọi khác: Trinh nữ, Cỏ thẹn, Cây mắc cỡ
Bộ phận dùng: Dùng toàn cây hoặc lá và rễ
Tính vị: Vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc
Thành phần hóa học: Alkaloid (mimosin), trong lá có chứa selen, ngoài ra trong cây Xấu hổ còn chứa các thành phần khác như flavonoid, crocetin, acid amin, các loại alcol, acid hữu cơ. Tác giả nhận xét rằng lá cây Xấu hổ có hàm lượng selen rất cao vào mùa hè rồi giảm nhanh, trong khi đó hàm lượng selen trong quả lại tăng (Đàm Trung Bảo và cộng sự 1977, Hội nghi khoa học Trường Đại học dược khoa Hà nội, 1974-1977)
Công dụng: Lá cây Xấu hổ được dùng làm thuốc ngủ và dịu thần kinh, viêm phế quản, mất ngủ, đau dạ dày, sỏi đường tiết niệu, huyết áp cao. Dùng ngoài, điều trị chấn thương, viêm da mủ. Hạt cây Xấu hổ có thể dùng điều trị hen suyễn và gây nôn khi cần thiết
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 6 – 12 gram/ ngày. Liều lượng khuyến khích mỗi ngày không quá 120g
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc, uống trước khi đi ngủ. Lá và cành có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Đối với vết thương hở có thể giã nát cây Xấu hổ tươi đắp vào vết thương để cầm máu và giảm đau
Sơ chế: Thu hoạch, đào rễ quanh năm, rửa sạch đất cát, thái mỏng, phơi hay sấy khô
XẤU HỔ
Tên khoa học: Mimosa pudica L, họ Trinh nữ (Mimosaceae)
Tên gọi khác: Trinh nữ, Cỏ thẹn, Cây mắc cỡ
Bộ phận dùng: Dùng toàn cây hoặc lá và rễ
Tính vị: Vị ngọt, se, tính hơi hàn, có ít độc
Thành phần hóa học: Alkaloid (mimosin), trong lá có chứa selen, ngoài ra trong cây Xấu hổ còn chứa các thành phần khác như flavonoid, crocetin, acid amin, các loại alcol, acid hữu cơ. Tác giả nhận xét rằng lá cây Xấu hổ có hàm lượng selen rất cao vào mùa hè rồi giảm nhanh, trong khi đó hàm lượng selen trong quả lại tăng (Đàm Trung Bảo và cộng sự 1977, Hội nghi khoa học Trường Đại học dược khoa Hà nội, 1974-1977)
Công dụng: Lá cây Xấu hổ được dùng làm thuốc ngủ và dịu thần kinh, viêm phế quản, mất ngủ, đau dạ dày, sỏi đường tiết niệu, huyết áp cao. Dùng ngoài, điều trị chấn thương, viêm da mủ. Hạt cây Xấu hổ có thể dùng điều trị hen suyễn và gây nôn khi cần thiết
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 6 – 12 gram/ ngày. Liều lượng khuyến khích mỗi ngày không quá 120g
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc, uống trước khi đi ngủ. Lá và cành có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. Đối với vết thương hở có thể giã nát cây Xấu hổ tươi đắp vào vết thương để cầm máu và giảm đau
Sơ chế: Thu hoạch, đào rễ quanh năm, rửa sạch đất cát, thái mỏng, phơi hay sấy khô
Hanhnguyen –
Cây này trước đây khi còn nhỏ tôi rất thích chơi vì cứ chạm vào là nó lại thu lá, thật không ngờ nó cũng là 1 loại thuốc