thông tin sản phẩm
VÔNG NEM
Tên khoa học: Erythrina variegata L. hoặc Erythrina indica L., họ Đậu (Fabaceae)
Tên gọi khác: Thích đồng, Hải đồng, Lá vông
Bộ phận dùng: Lá đã phơi khô
Tính vị: Vị đắng, tính bình
Thành phần hóa học: Trong lá và thân chứa các alkaloid như erythralin, erysonin, erythrinin, erysodin, erythranin, erysotrin, erysovin. Còn trong hạt chứa các alkaloid như hypaphorin và erythralin. Bên cạnh đó, trong lá và vỏ thân còn chứa các saponin như tanin, mygarin và flavonoid. Và trong hạt chứa chất vô cơ, protein và chất béo
Công dụng: Vông nem có tác dụng an thần, gây ngủ, erythrin có trong lá có tác dụng làm giảm và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng tới độ kích thích vận động và sự co bóp của cơ, giúp kéo dài giấc ngủ, ngủ sâu giấc, trị mất ngủ (uống). Ngoài ra Vông nem còn có tác dụng sát trùng, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa, loét, trĩ, lậu (đắp ngoài)
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 4 – 6 gram/ ngày. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài lượng thích hợp
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc. Nhân dân ta còn đắp lá vông hơ nóng vào hậu môn để chữa trĩ, dùng ngoài làm thuốc xoa bóp, thuốc mỡ
Sơ chế: Cắt lấy lá bánh tẻ không bị sâu hại, phơi bóng râm hoặc sấy nhẹ 40ºC đến 50ºC đến khô
VÔNG NEM
Tên khoa học: Erythrina variegata L. hoặc Erythrina indica L., họ Đậu (Fabaceae)
Tên gọi khác: Thích đồng, Hải đồng, Lá vông
Bộ phận dùng: Lá đã phơi khô
Tính vị: Vị đắng, tính bình
Thành phần hóa học: Trong lá và thân chứa các alkaloid như erythralin, erysonin, erythrinin, erysodin, erythranin, erysotrin, erysovin. Còn trong hạt chứa các alkaloid như hypaphorin và erythralin. Bên cạnh đó, trong lá và vỏ thân còn chứa các saponin như tanin, mygarin và flavonoid. Và trong hạt chứa chất vô cơ, protein và chất béo
Công dụng: Vông nem có tác dụng an thần, gây ngủ, erythrin có trong lá có tác dụng làm giảm và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng tới độ kích thích vận động và sự co bóp của cơ, giúp kéo dài giấc ngủ, ngủ sâu giấc, trị mất ngủ (uống). Ngoài ra Vông nem còn có tác dụng sát trùng, dùng trị mụn nhọt, lở ngứa, loét, trĩ, lậu (đắp ngoài)
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 4 – 6 gram/ ngày. Thường phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài lượng thích hợp
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc. Nhân dân ta còn đắp lá vông hơ nóng vào hậu môn để chữa trĩ, dùng ngoài làm thuốc xoa bóp, thuốc mỡ
Sơ chế: Cắt lấy lá bánh tẻ không bị sâu hại, phơi bóng râm hoặc sấy nhẹ 40ºC đến 50ºC đến khô
Hoàng Tài –
Đóng gói cẩn thận, hàng chất lượng, đúng như lúc tư vấn
Duc Tu –
Thảo dược lá vông nem có rất nhiều công dụng. Mình đã dùng để chữa mất ngủ rất hiệu quả
Tiến –
Vông nem chữa mất ngủ rất là hiệu quả, mọi người nên mua.
3MS Hoàng Anh –
được nghe rất nhiều về cây này, nhưng chưa biết tác dụng chuyên sâu của nó
Bình Ân –
Dược liệu này nhìn khá giống hoa chuối lá
Hanhnguyen –
Cây này thường trồng ở đâu nhỉ
Lê minh –
Cây vông nem cũng rất dễ tìm, và công dụng tốt, Thanks add đã chia sẻ
Uyên –
Dược liệu này chữa mất ngủ còn có tác dụng khác không
Hằng –
vòng nem là một trong những vị thuốc điều trị cảm cúm , chống viêm , giảm đâu , đtr các bệnh lý về đường tiêu hoá và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể ♥️
Huệ –
Cách trị rắn cắn sử dụng như nào ạ