thông tin sản phẩm
Đinh lăng
Tên khoa học: Polyscias fruticosa L., họ Ngũ gia bì (Araliaceae)
Tên gọi khác: Cây gỏi cá, Nam dương sâm
Bộ phận dùng: Rễ và vỏ rễ thường được dùng làm thuốc còn lại hầu như tất cả bộ phận của cây đều được tận dụng như thân, cành, lá, củ
Tính vị: Vị ngọt, tính bình
Thành phần hóa học: Trong Đinh lăng tìm thấy các alkaloid, glucozid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1, các acid amin trong đó có lyzin, xystei, và methionin là những acid amin không thể thay thế được
Công dụng: Dân gian dùng Đinh lăng làm thuốc bổ có tác dụng bổ khí, lợi sữa, giải độc dùng cho người cơ thể suy nhược và suy nhược thần kinh, tiêu hóa kém, ngủ kém, phụ nữ sau đẻ ít sữa, chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ, thông tiểu…
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 2 – 6 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc hoặc thuốc tán bột. Thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác
Sơ chế: Thu hoạch rễ vào mùa thu đông sau khi cây trồng trên 5 năm. Đào lấy rễ, rửa sạch, bỏ lõi, bóc lấy vỏ rễ, thái lát, phơi khô
+ Đinh lăng sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô
+ Đinh lăng chế rượu gừng và mật: Tẩm rượu gừng 5% vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm Mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm. Dùng 5L rượu gừng 5% và 5kg Mật ong cho 100 kg dược liệu
Đinh lăng
Tên khoa học: Polyscias fruticosa L., họ Ngũ gia bì (Araliaceae)
Tên gọi khác: Cây gỏi cá, Nam dương sâm
Bộ phận dùng: Rễ và vỏ rễ thường được dùng làm thuốc còn lại hầu như tất cả bộ phận của cây đều được tận dụng như thân, cành, lá, củ
Tính vị: Vị ngọt, tính bình
Thành phần hóa học: Trong Đinh lăng tìm thấy các alkaloid, glucozid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B1, các acid amin trong đó có lyzin, xystei, và methionin là những acid amin không thể thay thế được
Công dụng: Dân gian dùng Đinh lăng làm thuốc bổ có tác dụng bổ khí, lợi sữa, giải độc dùng cho người cơ thể suy nhược và suy nhược thần kinh, tiêu hóa kém, ngủ kém, phụ nữ sau đẻ ít sữa, chữa ho, ho ra máu, kiết lỵ, thông tiểu…
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 2 – 6 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc hoặc thuốc tán bột. Thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác
Sơ chế: Thu hoạch rễ vào mùa thu đông sau khi cây trồng trên 5 năm. Đào lấy rễ, rửa sạch, bỏ lõi, bóc lấy vỏ rễ, thái lát, phơi khô
+ Đinh lăng sống: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô
+ Đinh lăng chế rượu gừng và mật: Tẩm rượu gừng 5% vào Đinh lăng sống, trộn đều cho thấm rượu gừng, sao qua nhỏ lửa. Tẩm thêm Mật ong, trộn đều cho thấm mật rồi sao vàng cho thơm. Dùng 5L rượu gừng 5% và 5kg Mật ong cho 100 kg dược liệu
Tiến –
Cho mình xin thêm thông tin về Đinh Lăng hỗ trợ gì với ạ
Hanhnguyen –
Mỗi lần đau đầu stress mình lại uống nước sắc lá Đinh lăng, hiệu quả rất tốt
Phan Trần Nhật Minh –
Bên mình có bán loại dược liệu này ko vậy shop
Hằng –
cho mik xin thông tin về cây đinh lăng được khum ạ , mik đang học thêm về dược liệu này
Huệ –
Lá này bên Shop bán giá như thế nào vậy ạ