Bác sĩ chia sẽ biến chứng và cách điều trị bệnh tiêu hóa

  6 Tháng sáu, 2024

Phần lớn các trường hợp tiêu chảy diễn ra ở mức độ nhẹ và có thể được chữa khỏi hoàn toàn qua chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp, tiêu chảy có diễn biến nghiêm trọng, trở nên tồi tệ và gây ra nhiều biến chứng

Những biến chứng của bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần, Nếu được xử lý đúng cách, bệnh sẽ không gây ảnh hưởng nhiều sức khỏe. Tuy nhiên, nếu các bậc cha mẹ chủ quan không phát hiện, điều trị kịp thời cho trẻ bị tiêu chảy, một số trường hợp có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, khiến trẻ rơi vào hôn mê, suy kiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây trụy mạch, suy dinh dưỡng, mất nước.

Nếu đi ngoài quá nhiều lần có thể gây hăm loét đỏ ở vùng quanh hậu môn.

Suy dinh dưỡng: Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, tác động bất lợi đến sự tăng trưởng của trẻ em và sự phát triển nhận thức. Lý do chính là trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần. Trẻ em chết vì tiêu chảy phần lớn đều bị suy dinh dưỡng, đồng thời tiêu chảy cũng sẽ khiến cho tình trạng suy dinh dưỡng trở nên tồi tệ hơn.

Bài viết liên quan: Nguyên nhân triệu chứng và chẩn đoán bệnh tiêu chảy

Mất nước: Mối đe dọa nghiêm trọng nhất do tiêu chảy là mất nước. Trong giai đoạn tiêu chảy, nước và chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonate) bị mất qua phân lỏng, nôn mửa, mồ hôi, nước tiểu và thở. Nếu những mất mát này không được thay thế có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí tử vong.

Đặc biệt, ở trẻ nhỏ và những người bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm khả năng miễn dịch, tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn, dễ dẫn đến mất chất lỏng và đe dọa tính mạng. Đối với trẻ nhiễm HIV, nếu mắc bệnh tiêu chảy, tỷ lệ tử vong cao gấp 11 lần so với trẻ không nhiễm HIV (Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ).

Điều trị bệnh tiêu chảy

Hầu hết trường hợp tiêu chảy tiêu chảy mức độ nhẹ đều tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần can thiệp điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày với mức độ nặng hơn hoặc xuất hiện nhiều triệu chứng, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị.

Bù nước và điện giải khi bị tiêu chảy

Đây là điều đầu tiên bạn cần thực hiện khi bị tiêu chảy. Dung dịch muối bù nước (ORS) là hỗn hợp nước sạch, muối và đường, được hấp thụ ở ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân. Nếu không thể uống nước do gây ra cảm giác buồn nôn hay đau dạ dày, bạn có thể cần được truyền dịch qua tĩnh mạch.

Thuốc kháng sinh

Trường hợp bệnh tiêu chảy được xác định là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng.

Điều chỉnh các thuốc đang sử dụng

Nếu nhận thấy một loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng chính là nguyên nhân gây tiêu chảy, bác sĩ có thể giảm liều dùng xuống hoặc thay đổi sang loại thuốc khác để giúp chấm dứt tác dụng phụ này.

Điều trị các bệnh lý gây ra tiêu chảy

Trường hợp tiêu chảy là triệu chứng của một bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm ruột, bác sĩ sẽ phải tìm cách điều trị vấn đề đó trước.

Biện pháp phòng ngừa bệnh tiêu chảy

Dễ lây lan, biến chứng nguy hiểm, nhưng bệnh tiêu chảy hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp đã được Bộ Y tế chỉ rõ:

Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường

Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch

Xử trí đúng cách khi có người bị tiêu chảy cấp

                                                                                                                             Nguồn: Dược Phẩm Tuệ Tĩnh sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *