Bác sĩ trả lời một số câu hỏi thường gặp về thấp khớp

  16 Tháng bảy, 2024

Đau nhức xương khớp là nỗi sợ hãi của rất nhiều người ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là người mắc bệnh thấp khớp. Không chỉ khiến cơ thể đau nhức triền miên, đi đứng khó khăn mà bệnh còn có thể gây nguy cơ tàn phế. Vậy bệnh thấp khớp là gì, nguy hiểm như thế nào và cách chữa trị ra sao… tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết này!

viem khop dang thap

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp do đâu?

Theo y học hiện đại, viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô cơ trong cơ thể. Nguyên nhân chính gây bệnh vẫn chưa được xác định, nhưng có một số ý kiến cho rằng các yếu tố di truyền, môi trường, béo phì, giới tính, tuổi tác… làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

xem thêm: Biến chứng và phương pháp chuẩn đoán bệnh viêm khớp thấp

Trong đông y, viêm khớp dạng thấp thụ phạm trù chứng tý hình thành do ngoại cảm, nội nhân

Ngoại cảm (yếu tố bên ngoài): Các yếu tố phong, hàn, thấp tà xâm nhập vào cơ thể khiến sự vận hành khí huyết bị rối loạn, bế tắc. Các khí này thường lưu lại ở kinh lạc, tạng phủ dẫn đến sưng đau.

Nội nhân (yếu tố bên trong): Hệ miễn dịch yếu, chức năng tạng phủ suy giảm tạo điều kiện để tà khí xâm nhập và gây bệnh

Việc xác định nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong phác đồ trị bệnh. Do đó người bệnh được khuyến khích nên thăm khám càng sớm càng tốt.

Những triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp – Bạn gặp dấu hiệu nào?

✅ Khớp sưng, đau mang tính chất đối xứng, thường ở các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân, khủy tay, gối…

✅ Đau liên tục tăng nhiều về đêm và sáng sớm

✅ Cứng khớp vào buổi sáng từ 30 phút – 1 tiếng

✅ Sốt nhẹ, mệt mỏi, suy nhược

✅ Sợ lạnh, tay chân ra nhiều mồ hôi, tê bì

✅ …

Tổn thương tại khớp càng lớn, triệu chứng mà người bệnh gặp phải sẽ càng dữ dội, thường xuyên hơn. Các biến chứng có thể đe dọa bất cứ khi nào.

Viêm khớp dạng thấp nguy hiểm đến mức độ nào?

Cố vấn Dược Phẩm Tuệ Tĩnh nhận định: Tỉ lệ tàn phế, biến dạng khớp do viêm khớp dạng thấp cao bởi khớp bị bào mòn phá hủy khi không được chữa trị đúng cách, kịp thời.

Không chỉ gây tổn thương tại khớp, bệnh lý này còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác như:

Xuất hiện hạt thấp dưới da (khoảng 10-15% bệnh nhân) các vùng tỳ đè nhiều như khuỷu tay, ngón tay, ngón chân, kích thước vài mm-2cm, có thể xuất hiện thành từng đám

Ảnh hưởng đến mắt: Gây tổn thương, viêm khô kết mạc, viêm củng mạc  (viêm nhiễm nặng ở mắt)

Biến chứng ở phổi: Các nốt dạng thấp xuất hiện ở nhu mô; viêm phế quản; viêm phổi; tràn màng dịch phổi khi bệnh chuyển biến nặng.

Ảnh hưởng đến tim mạch: Tăng nguy tổn thương tim như viêm màng tim, loạn nhịp tim, viêm cơ tim…

Bị viêm khớp dạng thấp phải làm sao?

Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp như mẹo dân gian, dùng thuốc tây, đông y… Mỗi cách lại có ưu điểm, hạn chế riêng.

Trong đó tây y và mẹo dân gian khi áp dụng người bệnh phản hồi tỉ lệ tái phát lại bệnh cao. Nhất là tây y dùng thời gian dài còn gây tác dụng phụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *