thông tin sản phẩm

HẠNH NHÂN
Có 2 loại Hạnh nhân là Hạnh nhân đắng và Hạnh nhân ngọt. Ở đây chúng tôi đề cập đến Hạnh nhân ngọt
Tên khoa học: Prunus dulcis D.A.Webb, họ Hoa hồng (Rosaceae)
Tên gọi khác: Hạnh nhân ngọt, Hạnh đào
Bộ phận dùng: Hạt của quả Hạnh đào (được gọi là Hạnh nhân)
Tính vị: Vị ngọt, tính bình (Khổ hạnh nhân có vị đắng, hơi độc)
Thành phần hóa học: Loại hạt này có nhiều thành phần dinh dưỡng như acid béo, lipid, acid amin, protein, carbohydrate, vitamin và khoáng chất, cũng như các chất chuyển hóa thứ cấp. Hạnh nhân ngọt và Hạnh nhân đắng là nguồn giàu vitamin E, chất xơ trong chế độ ăn uống, vitamin B, protein, canxi, magiê, chất béo không bão hòa đơn và phytosterol
Công dụng: Hạnh nhân là một trong những loại thuốc thảo dược tốt nhất trong điều trị chứng hồi hộp, mất trí nhớ, tăng lipid máu, suy nhược tình dục, đau bụng kinh vì nó có các đặc tính sau: chống tiểu đường, chống nấm, chống ung thư, chống oxy hóa, chống tăng huyết áp, chống viêm, tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan, bảo vệ thần kinh. Trong Đông y, Hạnh nhân được dùng trị táo bón, ho suyễn do phế nhiệt, ho do trúng phong
Ngoài ra: Các nghiên cứu lâm sàng đã xác minh vai trò điều hòa đối với cân nặng cơ thể và tác dụng bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa và bệnh tim mạch của Hạnh nhân. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu gần đây cũng đã xác nhận tiềm năng prebiotic của hạnh nhân. Hạnh nhân được nhấn mạnh là một loại thực phẩm lành mạnh với nguồn thành phần có lợi cho sức khỏe con người
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: Đối với Hạnh nhân ngọt có thể ăn 10 – 25 hạt mỗi ngày mà không gây tác dụng phụ, tuy nhiên không nên nạp quá nhiều vì có thể dẫn đến một số dị ứng
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc dùng phối hợp với các bài thuốc khác. Đối với Hạnh nhân đắng, sắc gần được các thuốc khác mới cho khổ hạnh nhân vào
Sơ chế: Hái quả chín, loại bỏ phần thịt, đập vỡ vỏ hạch, tách lấy các hạt bên trong, phơi hoặc sấy khô