Hoa trinh nữ là vị thuốc dân gian có nhiều công dụng chữa bệnh trong y học cổ truyền như ức chế thần kinh trung ương nên nhân dân dùng để chữa mất ngủ, chấn kinh, chống co giật, giảm đau, giải độc.
Các công dụng trong y học cổ truyền
Phân tích dược lý cho thấy trinh nữ chứa các thành phần: Mimoside, mimosine, hợp chất Se, D-penitol, 2”-o-rhamnosylisoorientin, 2”-o-rhamnosylorientin, protein, tannin. Cây có nhiều axit amin: Asp. (12,6%), Thr. (4,9%), Ser. (4,7%), Glu. (13,4%), Pro. (5,7%), Gly. (7,1%), Ala. (5,8%), Val. (4,7%), Met. (2,1%), Ile. (3,3%), Leu. (13,8%), Tyr. (4,8%), Phe. (5,4%), His. (2,5%), Lys. (4,4%), Arg. (4,8%). Lá chứa mimosin, mimoside, D-terpineol và nhiều hợp chất Se trong đó có selenite, protein co rút, ATP, adenosine triphosphate, ATPase, adenosine triphosphase.
Dưới đây là một số công dụng theo y học dân gian có chứa thành phần cây trinh nữ để điều trị một số Bệnh Học thường gặp mà chúng ta có thể tham khảo nhử sau
Mất ngủ: Sắc 15 – 20g cây xấu hổ và 20g lạc tiên với 500ml nước. Đến khi còn một nửa nước thì đổ ra uống trong ngày. Dùng 1 tuần.
Chống co giật, trị động kinh: Sắc 20g trinh nữ khô và 10g câu đằng để uống thay nước hàng ngày.
Trị viêm phế quản: Rửa sạch 100g rễ trinh nữ khô. Sắc phần thảo dược này với 600ml nước, đun nhỏ lửa cho tới khi còn 1/5 thì tắt bếp và chắt lấy nước, uống 2 lần/ngày, tốt nhất uống khi thuốc còn ấm. Dùng 10 ngày.
Chữa đầy bụng, ổn định dạ dày: Sắc hỗn hợp cây trinh nữ (lá và cành), bạch nhược và mạch nha, mỗi vị 16g, để lấy nước uống 2 lần trong ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Dùng 3-5 ngày.
Giảm đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm: 200g rễ xấu hổ khô, tẩm rượu gạo trong vòng 1 giờ rồi sao thơm. Dược liệu thu được đem chia thành 5 phần đều nhau, ngày sắc 1 phần với nước để uống. Dùng 1 tuần là bắt đầu thấy hiệu quả.
Chữa khí hư: Dùng rễ xấu hổ tươi đem giã nát, vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 muỗng canh. Dùng 1 tuần.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Phần cành lá của cây xấu hổ, hoa đại, câu đằng, trắc bách diệp, đỗ trọng, vông nem, thân lá bạch hạc, hạt thảo quyết minh sao mỗi vị 8g; tang kí sinh, hà thủ ô đỏ mỗi vị 6g; địa long 4g đem sắc uống trong ngày hoặc tán bột để luyện với hồ thành viên và uống mỗi ngày 20-30g.
Những điều cần chú ý khi sử dụng cây trinh nữ trong điều trị bệnh
Hoa trinh nữ là Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền với nhiều công dụng song cần phải nắm rõ tính năng trước khi sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết để dùng hoa trinh nữ điều trị bệnh một cách an toàn hiệu quả tránh những tác dụng phụ không mong muốn:
Tránh ăn rau muống khi đang dùng trinh nữ hoàng cung: Rau muống được biết đến là thực phẩm có khả năng giảm hiệu quả của cây trinh nữ.
Dược liệu trinh nữ có thể dễ bị nhầm lẫn với các loài cây khác như cây náng trắng, hoa lan huệ… Để tránh nhầm lẫn và sử dụng đúng loại cây, bạn cần nắm rõ cách nhận biết trinh nữ hoàng cung với các loại cây tương tự như vậy.
Không nên sử dụng cây trinh nữ cho trẻ em dưới 6 tuổi, sản phụ và phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân suy gan và suy thận.
Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi sử dụng trinh nữ hoàng cung, nhất là khi bạn đang trong quá trình dùng các loại thuốc Tây khác không thể kết hợp cùng dược liệu trinh nữ, bạn nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ để được tư vấn đúng cách sử dụng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Không thay đổi liều lượng một cách tự ý: Trong quá trình điều trị bằng dược liệu trinh nữ hoàng cung, người dùng không nên tự ý thay đổi liều lượng của các bài thuốc. Việc thay đổi liều lượng không đúng cách có thể làm biến đổi tính chất của dược liệu và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Nguồn: Dược Phẩm Tuệ Tĩnh sưu tầm