thông tin sản phẩm

HUYẾT GIÁC
Tên khoa học: Dracaena cochinchinensis (Lour.) S.C. Chen, họ Huyết giác (Dracaenaceae)
Tên gọi khác: Trầm dứa, Giáng ông, Dứa dại, Cau rừng, Cây xó nhà
Bộ phận dùng: Lõi gỗ phần gốc thân có chứa nhựa đã phơi hay sấy khô của cây Huyết giác
Tính vị: Vị đắng, chát, tính bình
Thành phần hóa học: Trong Huyết giác có các thành phần gồm nhựa đỏ hay gỗ nhựa; flavonoid, stilben, steroid, lignan và phenolic glycoside
Công dụng: Hoạt huyết chỉ thống, tán ứ sinh tân, chỉ huyết sinh cơ. Chủ trị: Dùng uống chữa chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng ngoài: Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền miệng
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 8 – 12 gram/ngày
+ Dạng dùng: Phối hợp trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu xoa bóp hoặc uống
Sơ chế: Thu hái quanh năm, lấy gỗ của những cây Huyết giác già lâu năm đã chết, lõi gỗ đã chuyển màu đỏ nâu, bỏ phần vỏ ngoài, gỗ mục và giác trắng, thái lát và phơi hay sấy khô
Ngoài ra: Huyết giác và các loài cây khác trong họ có thể tạo ra các vật liệu nhựa màu đỏ, chủ yếu ở thân cây, sau các vết nứt hoặc vết rạch tự nhiên do các lực bên ngoài tạo ra. Nhựa này được gọi là máu rồng và là một loại thuốc truyền thống trên toàn thế giới
Máu rồng theo truyền thống được sử dụng để chữa lành vết thương, giảm đau, cầm máu và điều trị nhiều bệnh khác nhau như tiêu chảy, kiết lỵ và loét