thông tin sản phẩm
KHIẾM THỰC
Tên khoa học: Euryale ferox Salisb, họ Súng (Nymphaeaceae)
Tên gọi khác: Kê đầu, Đại khiếm thực, Hạt đuôi chồn
Bộ phận dùng: Hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Khiếm thực
Tính vị: Vị ngọt chát, tính bình
Thành phần hóa học: Trong hạt Khiếm thực có chứa các hoạt chất như polysaccharides, polyphenol, sesquineolignans, tocopherols, cyclic dipeptides, glucosylsterols, cerebrosides và triterpenoids
Công dụng: Ngoài công dụng làm thức ăn, trong Đông y Khiếm thực được coi là một vị thuốc bổ, làm săn (thu liễm), có tác dụng trấn tĩnh dùng trong các bệnh đau nhức dây thần kinh, tê thấp, đau lưng, đau đầu gối. Ngoài ra Khiếm thực còn là vị thuốc ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ (bệnh phụ nữ). Chủ trị: Các chứng mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc (nước tiểu đục), đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu (tiểu không tự chủ, đái dầm)
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 9 – 15 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác
Sơ chế: Thu hái quả chín, loại bỏ vỏ quả, lấy hạch cứng, rửa sạch, loại bỏ vỏ cứng, lấy hạt, phơi khô. Dùng hạt khô sống hoặc sao
+ Khiếm thực sao: Lấy cám rang nóng đợi lúc khói bay lên, cho Khiếm thực sạch vào, sao cho tới màu hơi vàng, lấy ra sàng bỏ cám, để nguội (10 kg Khiếm thực cần 1 kg cám)
KHIẾM THỰC
Tên khoa học: Euryale ferox Salisb, họ Súng (Nymphaeaceae)
Tên gọi khác: Kê đầu, Đại khiếm thực, Hạt đuôi chồn
Bộ phận dùng: Hạt của quả chín đã phơi hay sấy khô của cây Khiếm thực
Tính vị: Vị ngọt chát, tính bình
Thành phần hóa học: Trong hạt Khiếm thực có chứa các hoạt chất như polysaccharides, polyphenol, sesquineolignans, tocopherols, cyclic dipeptides, glucosylsterols, cerebrosides và triterpenoids
Công dụng: Ngoài công dụng làm thức ăn, trong Đông y Khiếm thực được coi là một vị thuốc bổ, làm săn (thu liễm), có tác dụng trấn tĩnh dùng trong các bệnh đau nhức dây thần kinh, tê thấp, đau lưng, đau đầu gối. Ngoài ra Khiếm thực còn là vị thuốc ích thận, cố tinh, kiện tỳ, trừ thấp nhiệt, chỉ tả, ngừng đới hạ (bệnh phụ nữ). Chủ trị: Các chứng mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, bạch trọc (nước tiểu đục), đới hạ, tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, di niệu (tiểu không tự chủ, đái dầm)
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 9 – 15 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các loại thuốc khác
Sơ chế: Thu hái quả chín, loại bỏ vỏ quả, lấy hạch cứng, rửa sạch, loại bỏ vỏ cứng, lấy hạt, phơi khô. Dùng hạt khô sống hoặc sao
+ Khiếm thực sao: Lấy cám rang nóng đợi lúc khói bay lên, cho Khiếm thực sạch vào, sao cho tới màu hơi vàng, lấy ra sàng bỏ cám, để nguội (10 kg Khiếm thực cần 1 kg cám)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.
Hãy là người đầu tiên nhận xét “Khiếm thực”