Ngải cứu

870.000đ

thông tin sản phẩm

NGẢI CỨU
Tên khoa học: Artemisia vulgaris L., họ Cúc (Asteraceae)
Tên gọi khác: Ngải diệp, Cây thuốc cứu, Cây thuốc cao
Bộ phận dùng: Ngọn thân
Tính vị: Vị đắng, cay, tính ấm
Thành phần hóa học: Lá cây Ngải cứu chứa nhiều tinh dầu chủ yếu là cineol, camphene; bao gồm các hoạt chất chính như acid amin, cholin, flavonoid, adenin
Công dụng: Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai. Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 6 – 12 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đau do sang chấn (ngã, va đập): Lấy Ngải cứu tươi, rửa sạch, giã, đắp nơi đau với liều thích hợp
Sơ chế: Ngải cứu khô: Loại bỏ tạp chất và cành, rây bỏ chất vụn, thu được Ngải diệp, rửa qua nước cho mềm, thái ngắn, phơi khô
+ Ngải thán (hoặc Thô Ngải thán): Chọn Ngải diệp sạch cho vào nồi sao to lửa đến khi đa phần (khoảng 7 phần 10) chuyển thành màu đen, trộn đều với dấm, sao khô hoặc lấy ra phơi ở chỗ mát 2 ngày đến 3 ngày cho khô. Cứ 100 kg lá Ngải cứu dùng 15 L dấm
+ Ngải nhung dùng để (châm) cứu: Lá Ngải cứu sạch phơi khô, sao qua, để cho mềm, cho vào cối giã kỹ, khi nào mịn như nhung là được, bỏ xơ và bột vụn