Ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi: Bí mật đằng sau hiện tượng này

  10 Tháng mười một, 2024

Nhiều người gặp phải tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ, dẫn đến uể oải và thiếu năng lượng trong công việc và học tập. Khi thường xuyên trong trạng thái này, hiệu quả học tập, làm việc và chất lượng cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng. TS BS Nguyễn Thị Minh Thu – cố vấn Dược Phẩm Tuệ Tĩnh chia sẽ bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ.

Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ do đâu?

Có nhiều yếu tố khiến bạn dù dành nhiều thời gian để ngủ vẫn thường xuyên ngáp ngắn ngáp dài. Các nguyên nhân thường gặp đó là:

Ngủ không chất lượng

Chất lượng giấc ngủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài thời gian ngủ. Ví dụ, bạn có mất nhiều thời gian để chìm vào giấc ngủ không? Bạn có ngủ sâu hay thường xuyên thức giấc trong đêm? Khi ngủ, bạn có thường tỉnh giấc không? Bạn có gặp ác mộng trong khi ngủ không? Những rối loạn về giấc ngủ có thể khiến bạn luôn cảm thấy buồn ngủ dù đã đi ngủ sớm và thức dậy muộn.

Ăn uống thiếu dinh dưỡng

Một số người có chế độ ăn uống không đầy đủ chất hoặc thường xuyên bỏ bữa, dẫn đến cơ thể thiếu hụt năng lượng. Điều này khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức lực và có xu hướng ngủ nhiều nhưng vẫn không thể tỉnh táo.

Phản hồi của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm Harman Tuệ Tĩnh

Người ít vận động

Việc thiếu vận động tác động mạnh mẽ đến chất lượng giấc ngủ. Một lối sống như vậy có thể khiến bạn không được ngủ sâu và ngon giấc. Sống tĩnh, ít hoạt động thể chất cũng dễ làm cho cơ thể luôn trong trạng thái muốn nghỉ ngơi. Thêm vào đó, trong xã hội hiện đại, những người ít vận động thường dành nhiều thời gian cho việc sử dụng các thiết bị điện tử trong ngày. Tất cả những yếu tố này đều không tốt cho giấc ngủ cũng như sức khỏe nói chung. Đây cũng là nguyên nhân khiến những người ít vận động thường xuyên cảm thấy buồn ngủ.

Tập thể dục thể thao quá nặng

Một số người đam mê luyện tập thể thao, nhưng khi thực hiện các bài tập với cường độ quá cao, nặng nhọc hoặc dành quá nhiều thời gian cho việc tập luyện, cơ thể có thể trở nên kiệt sức. Khi đó một giấc ngủ về đêm không đủ để cơ thể bạn có thể hồi phục hoàn toàn. Điều đó dẫn đến bạn bị cảm giác mệt mỏi buồn ngủ dù đã ngủ nhiều.

Gặp áp lực tâm lý

Stress quá mức có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và thậm chí dẫn đến mất ngủ. Nếu không gặp phải tình trạng mất ngủ, bạn vẫn có thể cần nhiều thời gian để dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Trong khi ngủ, bạn có thể bị lo lắng, bồn chồn hoặc thức giấc giữa đêm.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người chịu áp lực tâm lý hoặc căng thẳng thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm. Thực tế, khoảng thời gian từ khi họ lên giường vào tối đến khi dậy vào sáng hôm sau thường kéo dài, nhưng thời gian ngủ thực sự lại rất ít. Điều này là nguyên nhân khiến họ cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày.

Buồn ngủ thường trực do bệnh lý

Tình trạng luôn cảm thấy buồn ngủ do các vấn đề sức khỏe là nguyên nhân quan trọng nhất. Nhiều bệnh lý thể hiện bằng triệu chứng buồn ngủ kéo dài như: bệnh tuyến giáp, thiếu máu, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư, chứng ngủ rũ và chứng ngưng thở khi ngủ. Ngoài ra, các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm cũng góp phần gây ra tình trạng buồn ngủ nhiều.

Phụ nữ trong thời kỳ có thai hoặc mãn kinh

Phụ nữ mang thai thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi hơn do ốm nghén, phải thức dậy nhiều lần để đi tiểu, sự phát triển của cơ thể hoặc hoạt động của thai nhi. Vì vậy, nhu cầu nghỉ ngơi tăng lên và biểu hiện rõ ràng nhất là cảm giác buồn ngủ. Trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, phụ nữ thường gặp phải hiện tượng đổ mồ hôi đêm và cảm giác nóng bừng trong cơ thể do sự thay đổi nội tiết tố. Những yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến họ ngủ nhiều nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ.

Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc

Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, thuốc điều chỉnh huyết áp và thuốc điều trị các rối loạn tâm thần có thể gây ra các tác dụng phụ. Trong số đó, cảm giác buồn ngủ kéo dài là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất.

Giải pháp cho việc buồn ngủ dù đã ngủ nhiều

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này, chúng ta cần áp dụng các phương pháp khắc phục khác nhau. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể thực hiện để cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm cảm giác buồn ngủ thường xuyên:

“Vệ sinh” giấc ngủ

Vệ sinh giấc ngủ là một khái niệm quan trọng giúp đảm bảo chất lượng giấc ngủ đêm. Để đạt được giấc ngủ chất lượng, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

– Giảm hoặc tránh ngủ trưa để không làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ đêm.

– Tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, trà,… vì chúng có thể làm não bộ trở nên tỉnh táo và hưng phấn.

– Trước khi đi ngủ, hãy thực hiện các hoạt động thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để thư giãn cơ thể.

– Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu chất béo, cay nóng, khó tiêu hoặc những thực phẩm không hợp với nhau vào bữa tối.

– Khi đã lên giường, tránh sử dụng điện thoại và thay vào đó, bạn có thể nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách để thư giãn.

– Đảm bảo môi trường ngủ luôn sạch sẽ, thoải mái và duy trì nhiệt độ phòng ở mức phù hợp để hỗ trợ giấc ngủ sâu và ngon.

Sử dụng sản phẩm giúp ngủ ngon

Để có được giấc ngủ sâu và chất lượng, bạn có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như thực phẩm chức năng hoặc các loại trà thảo dược. Một số lựa chọn phổ biến bao gồm trà hoa cúc, trà oải hương, trà lạc tiên, trà gừng và nước lá tía tô. Những sản phẩm này có thể giúp thư giãn cơ thể và tâm trí, tạo điều kiện thuận lợi cho giấc ngủ ngon.

Bổ sung đủ chất dinh dưỡng

Sự thiếu hụt dinh dưỡng cũng góp phần gây ra tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ. Để khắc phục vấn đề này, bạn cần đảm bảo ăn đủ bữa, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Các dưỡng chất như sắt, vitamin A, C, D, E và các vitamin nhóm B (B3, B5, B6, B12) đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giấc ngủ. Bạn có thể bổ sung những dưỡng chất này thông qua thực phẩm hoặc sử dụng viên vitamin tổng hợp.

Vận động với cường độ phù hợp

Nếu bạn hiện đang duy trì một lối sống ít vận động và muốn có những giấc ngủ chất lượng hơn, hãy cân nhắc thay đổi thói quen này. Chọn một môn thể thao phù hợp với khả năng và sở thích cá nhân để bạn có thể duy trì đều đặn hàng ngày. Điều quan trọng là thực hiện các hoạt động thể chất một cách đều đặn và với cường độ vừa phải, tránh việc tập luyện quá sức hoặc không thường xuyên.

Giải tỏa các áp lực tâm lý

Những người đang trải qua căng thẳng có thể giảm bớt áp lực tinh thần bằng cách thực hiện các hoạt động như đi bộ, thiền định hoặc tham gia vào các sở thích cá nhân như trồng cây, vẽ tranh, may vá… Nếu cần thiết, những người gặp khó khăn với căng thẳng nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.

Đổi loại thuốc phù hợp

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ do tác dụng phụ của thuốc và điều này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, hãy thảo luận với bác sĩ. Bác sĩ có thể tư vấn và đề xuất các loại thuốc khác phù hợp hơn với tình trạng của bạn.

Cong dung Harman Tue Tinh-01
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Harman Tuệ Tĩnh

Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ có nhiều nguyên nhân và bạn có thể khắc phục chúng bằng cách như là sử dụng một số sản phẩm dạng Harman Tuệ Tĩnh. Đây là sản phẩm hỗ trợ an thần, mất ngủ, khó ngủ, suy nhược thần kinh giúp bạn cải thiện được chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Harman Tuệ Tĩnh được làm từ các thành phần từ thiên nhiên không tác dụng phụ như là Vông nem, xuyên khung, đinh lăng, lạc tiên, hà diệp.

Mua sản phẩm Harman Tuệ Tĩnh, liên hệ ngay qua số 08.2909.2909 hoặc qua website: https://harmantuetinh.com/ để nhận được tư vấn và đặt hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *