thông tin sản phẩm
NGŨ VỊ TỬ
Tên khoa học: Schisandra chinensis (Turcz) Baill., họ Ngũ vị (Schisandraceae)
Tên gọi khác: Ngũ mai tử, Sơn hoa tiêu, Huyền cập
Bộ phận dùng: Quả chín phơi hoặc sấy khô của cây Ngũ vị bắc
Tính vị: Vị chua, mặn, tính ôn
Thành phần hóa học: Bắc ngũ vị tử có tinh dầu mùi chanh với thành phần chủ yếu là hợp chất sesquitecpen, aldehyt và ceton, quả chứa acid citric, acid malic, acid tactric, vitamin C. Thịt quả chứa đường, tanin, chất màu. Hạt chứa chất béo, glycerid của acid oleic và linoleic. Trong quả nam Ngũ vị tử có pectin, gluccose, tinh dầu, acid hữu cơ, protid và chất béo. Trong thân và quả có chất nhầy
Công dụng: Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ khát, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài, tự hãn, đạo hãn, tân dịch hao tổn, háo khát, mạch hư, nội nhiệt, tiêu khát, đánh trống ngực và mất ngủ
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 1,5 – 6 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dùng dưới dạng cồn thuốc, bột hay thuốc viên
Sơ chế: Ngũ vị tử sống: Loại bỏ tạp chất, giã vụn khi dùng.
+ Thố Ngũ vị tử (chế dấm): Lấy Ngũ vị tử trộn với một lượng đủ dấm, cho vào coóng kín, đồ dán có màu đen, lấy ra, phơi hay sấy khô, khi dùng giă dập. Cứ 100 kg Ngũ vị tử cân 20 L dấm, nếu cần pha loãng thêm. Sau khi chế mặt ngoài Ngũ vị tử có màu đen, nhuận do có tinh dầu, hơi sáng bóng, thịt quả mềm, dính. Mặt ngoài vỏ quả trong có màu nâu đỏ, sáng bóng. Hạt màu đỏ nâu, sáng bóng
NGŨ VỊ TỬ
Tên khoa học: Schisandra chinensis (Turcz) Baill., họ Ngũ vị (Schisandraceae)
Tên gọi khác: Ngũ mai tử, Sơn hoa tiêu, Huyền cập
Bộ phận dùng: Quả chín phơi hoặc sấy khô của cây Ngũ vị bắc
Tính vị: Vị chua, mặn, tính ôn
Thành phần hóa học: Bắc ngũ vị tử có tinh dầu mùi chanh với thành phần chủ yếu là hợp chất sesquitecpen, aldehyt và ceton, quả chứa acid citric, acid malic, acid tactric, vitamin C. Thịt quả chứa đường, tanin, chất màu. Hạt chứa chất béo, glycerid của acid oleic và linoleic. Trong quả nam Ngũ vị tử có pectin, gluccose, tinh dầu, acid hữu cơ, protid và chất béo. Trong thân và quả có chất nhầy
Công dụng: Liễm phế chỉ ho, sinh tân chỉ khát, bổ thận cố tinh, chỉ tả, an thần. Chủ trị: Ho lâu ngày và hư suyễn, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài, tự hãn, đạo hãn, tân dịch hao tổn, háo khát, mạch hư, nội nhiệt, tiêu khát, đánh trống ngực và mất ngủ
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 1,5 – 6 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dùng dưới dạng cồn thuốc, bột hay thuốc viên
Sơ chế: Ngũ vị tử sống: Loại bỏ tạp chất, giã vụn khi dùng.
+ Thố Ngũ vị tử (chế dấm): Lấy Ngũ vị tử trộn với một lượng đủ dấm, cho vào coóng kín, đồ dán có màu đen, lấy ra, phơi hay sấy khô, khi dùng giă dập. Cứ 100 kg Ngũ vị tử cân 20 L dấm, nếu cần pha loãng thêm. Sau khi chế mặt ngoài Ngũ vị tử có màu đen, nhuận do có tinh dầu, hơi sáng bóng, thịt quả mềm, dính. Mặt ngoài vỏ quả trong có màu nâu đỏ, sáng bóng. Hạt màu đỏ nâu, sáng bóng
Tiến –
Mình muốn mua thêm 2kg ship về cho bà mình thì bao lâu được nhận hàng thế
Hanhnguyen –
Hạt ngũ vị tử nhỏ mà lại chứa rất nhiều hoạt chất có tác dụng tốt cho sức khoẻ