thông tin sản phẩm
SÀI HỒ
Tên khoa học: Bupleurum chinense DC., họ Hoa tán (Apiaceae)
Tên gọi khác: Bắc sài hồ, Sà diệp sài hồ, Trúc diệp sài hồ
Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Sài hồ Bắc
Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi hàn
Thành phần hóa học: Trong Sài hồ có chất saponin, tinh dầu và flavonoid. Trong rễ chứa khoảng 1.69% hàm lượng saponin, hàm lượng cao hay thấp phụ thuộc vào kích thước của rễ, chứa chủ yếu ở phần vỏ rễ. Thành phần tinh dầu Sài hồ gồm acid pentanoic, acid hexanoic, acid 2-heptenoic, acid octanoic, acid octenoic, acid nonanoic,.. và nhiều thành phần hóa học khác. Hàm lượng tinh dầu là 0.16% trong rễ và 0.05% trong thân. Lá có nhiều flavonoid: kaempferitrin (kaempferol-3,7-dirhamnosid) và kaempfreol-7-rhamnosid
Công dụng: Sài hồ là một vị thuốc chữa sốt dùng trong Đông y, có tác dụng
+ Hòa giải thoái nhiệt: Dùng chữa sốt rét, sốt, kèm theo đắng miệng, nhức mỏi, nôn mửa
+ Sơ can giải uất: Trị hoa mắt, ù tai, kinh nguyệt không đều, trẻ con bị thủy đậu, sởi, tiêu chảy
+ Thăng đề dương khí: Dùng với các vị thuốc khác có tác dụng bổ khí khác chữa chứng khí hư, trĩ lòi dõm, sa dạ con, rối loạn kinh nguyệt, dễ cáu gắt
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 3 – 9 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc
Sơ chế: Thu hoạch vào mùa xuân hay mùa thu, đào lấy rễ, cắt bỏ thân, lá trên mặt đất, rũ sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô
+ Sài hồ phiến: Loại bỏ tạp chất và phần sót lại của thân, lá, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi hoặc sấy khô.
+ Thố Sài hồ (Sài hồ sao dấm): Lấy Sài hồ phiến, cho dấm vào trộn đều, ủ cho đến khi dấm thấm hết vào lõi, cho vào chảo, sao nhỏ lửa, đảo đều đến khô. Dùng 12 L dấm cho 100 kg Sài hồ
SÀI HỒ
Tên khoa học: Bupleurum chinense DC., họ Hoa tán (Apiaceae)
Tên gọi khác: Bắc sài hồ, Sà diệp sài hồ, Trúc diệp sài hồ
Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Sài hồ Bắc
Tính vị: Vị đắng, cay, tính hơi hàn
Thành phần hóa học: Trong Sài hồ có chất saponin, tinh dầu và flavonoid. Trong rễ chứa khoảng 1.69% hàm lượng saponin, hàm lượng cao hay thấp phụ thuộc vào kích thước của rễ, chứa chủ yếu ở phần vỏ rễ. Thành phần tinh dầu Sài hồ gồm acid pentanoic, acid hexanoic, acid 2-heptenoic, acid octanoic, acid octenoic, acid nonanoic,.. và nhiều thành phần hóa học khác. Hàm lượng tinh dầu là 0.16% trong rễ và 0.05% trong thân. Lá có nhiều flavonoid: kaempferitrin (kaempferol-3,7-dirhamnosid) và kaempfreol-7-rhamnosid
Công dụng: Sài hồ là một vị thuốc chữa sốt dùng trong Đông y, có tác dụng
+ Hòa giải thoái nhiệt: Dùng chữa sốt rét, sốt, kèm theo đắng miệng, nhức mỏi, nôn mửa
+ Sơ can giải uất: Trị hoa mắt, ù tai, kinh nguyệt không đều, trẻ con bị thủy đậu, sởi, tiêu chảy
+ Thăng đề dương khí: Dùng với các vị thuốc khác có tác dụng bổ khí khác chữa chứng khí hư, trĩ lòi dõm, sa dạ con, rối loạn kinh nguyệt, dễ cáu gắt
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 3 – 9 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc
Sơ chế: Thu hoạch vào mùa xuân hay mùa thu, đào lấy rễ, cắt bỏ thân, lá trên mặt đất, rũ sạch đất cát, phơi hoặc sấy khô
+ Sài hồ phiến: Loại bỏ tạp chất và phần sót lại của thân, lá, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi hoặc sấy khô.
+ Thố Sài hồ (Sài hồ sao dấm): Lấy Sài hồ phiến, cho dấm vào trộn đều, ủ cho đến khi dấm thấm hết vào lõi, cho vào chảo, sao nhỏ lửa, đảo đều đến khô. Dùng 12 L dấm cho 100 kg Sài hồ
Lê Phương –
Sản phẩm tốt
Duc Tu –
Sài hồ là dược liệu tốt cho sức khỏe
Huệ –
Cách sử dụng cây Sài hồ này như nào ạ
3MS Hoàng Anh –
Sài hồ có tác dụng hay như vậy sao, bạn tư vấn thêm giúp mik nhé