thông tin sản phẩm
THẢO QUẢ
Tên khoa học: Amomum aromaticum Roxb/ Amomum tsao-ko Crév. et Lem.. họ Gừng (Zingiberaceae)
Tên gọi khác: Tò ho, Đò ho, Mác hầu (Tày), Thảo đậu khấu
Bộ phận dùng: Quả chín đã phơi hay sấy khô
Tính vị: Vị cay, tính ấm
Thành phần hóa học: Quả có chứa tinh dầu. Thành phần hóa học chính của tinh dầu là cineol, các hợp chất aldehyd: 2 – decenal, geranial, neral, ngoài ra còn chứa geraniol, eitronelol, 7-methyl-6-octen-2-yl-propionat. Cho đến nay, có hơn 300 hợp chất đã phát hiện trong quả Thảo quả, ít nhất 209 trong số đó được phân lập và xác định. Nhìn chung, có 32 terpenoid, 157 phenylpropanoid, 19 acid hữu cơ, và một pyrrole
Công dụng: Thảo quả có tác dụng táo thấp mạnh, trừ hàn, tán ứ, giảm sưng. Chủ trị: Sốt rét, đau bụng, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy, trừ hôi miệng, giúp sự tiêu hóa. Hàn đàm ngưng trệ và ứ tắc ở tỳ vị biểu hiện cảm giác đầy chướng bụng và thượng vị, đau lạnh, buồn nôn và nôn
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 1,5 – 6 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc hay làm thành thuốc viên. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác
Sơ chế:
+ Thảo quả nhân: Lấy Thảo quả, loại bỏ tạp chất, cho vào nồi sao lửa nhỏ đến màu vàng xém và hơi phồng, lấy ra để nguội, bỏ vỏ cứng, sàng lấy hạt. Khi dùng giã nát.
+ Khương Thào quả nhân: Lấy hạt Thảo quả, thêm nước gừng, trộn đều, cho vào nồi sao nhỏ lửa đến khô, để nguội. Khi dùng giã nát. Cứ 10 kg hạt Thảo quả dùng 1 kg Gừng tươi
THẢO QUẢ
Tên khoa học: Amomum aromaticum Roxb/ Amomum tsao-ko Crév. et Lem.. họ Gừng (Zingiberaceae)
Tên gọi khác: Tò ho, Đò ho, Mác hầu (Tày), Thảo đậu khấu
Bộ phận dùng: Quả chín đã phơi hay sấy khô
Tính vị: Vị cay, tính ấm
Thành phần hóa học: Quả có chứa tinh dầu. Thành phần hóa học chính của tinh dầu là cineol, các hợp chất aldehyd: 2 – decenal, geranial, neral, ngoài ra còn chứa geraniol, eitronelol, 7-methyl-6-octen-2-yl-propionat. Cho đến nay, có hơn 300 hợp chất đã phát hiện trong quả Thảo quả, ít nhất 209 trong số đó được phân lập và xác định. Nhìn chung, có 32 terpenoid, 157 phenylpropanoid, 19 acid hữu cơ, và một pyrrole
Công dụng: Thảo quả có tác dụng táo thấp mạnh, trừ hàn, tán ứ, giảm sưng. Chủ trị: Sốt rét, đau bụng, đầy bụng, nôn mửa, tiêu chảy, trừ hôi miệng, giúp sự tiêu hóa. Hàn đàm ngưng trệ và ứ tắc ở tỳ vị biểu hiện cảm giác đầy chướng bụng và thượng vị, đau lạnh, buồn nôn và nôn
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 1,5 – 6 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc hay làm thành thuốc viên. Dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác
Sơ chế:
+ Thảo quả nhân: Lấy Thảo quả, loại bỏ tạp chất, cho vào nồi sao lửa nhỏ đến màu vàng xém và hơi phồng, lấy ra để nguội, bỏ vỏ cứng, sàng lấy hạt. Khi dùng giã nát.
+ Khương Thào quả nhân: Lấy hạt Thảo quả, thêm nước gừng, trộn đều, cho vào nồi sao nhỏ lửa đến khô, để nguội. Khi dùng giã nát. Cứ 10 kg hạt Thảo quả dùng 1 kg Gừng tươi
Hanhnguyen –
Trong nước dùng của món phở bò có loại dược liệu này đúng không nhỉ