thông tin sản phẩm
THỔ PHỤC LINH
Tên khoa học: Smilax glabra Wall. ex Roxb., họ Khúc khắc (Smilacaceae)
Tên gọi khác: Khúc khắc, Củ kim cang, Dây khum, Sơn kỳ lương
Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi hay sấy khô
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính bình
Thành phần hóa học: Thổ phục linh chứa các hoạt chất chính như saponin, tanin, chất nhựa. Thân rễ chứa các flavonoid như isoengelitin, astilbin, isoastilbin, engeletin; phenylpropanoid; stilben; acid phenol và nhiều tinh bột. Rễ chứa tinh dầu. Lá còn chứa quercetin, kaempferol
Công dụng: Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc (Hạch mọc nhiều ở cổ dính chùm với nhau như tràng nhạc), lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thủy ngân. Thổ phục linh là một vị thuốc được dùng trong nhân dân để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau nhức xương khớp
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 3 – 5 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác
Sơ chế: Thân cây chặt về cắt thành từng đoạn dài 20 cm đến 40 cm, phơi hơi héo. Dùng gậy gỗ tròn gần bằng lõi Thông thảo đẩy lõi ra, làm cho phẳng, phơi khô. Khi dùng phải loại tạp chất và thái lát
THỔ PHỤC LINH
Tên khoa học: Smilax glabra Wall. ex Roxb., họ Khúc khắc (Smilacaceae)
Tên gọi khác: Khúc khắc, Củ kim cang, Dây khum, Sơn kỳ lương
Bộ phận dùng: Thân rễ đã phơi hay sấy khô
Tính vị: Vị ngọt, nhạt, tính bình
Thành phần hóa học: Thổ phục linh chứa các hoạt chất chính như saponin, tanin, chất nhựa. Thân rễ chứa các flavonoid như isoengelitin, astilbin, isoastilbin, engeletin; phenylpropanoid; stilben; acid phenol và nhiều tinh bột. Rễ chứa tinh dầu. Lá còn chứa quercetin, kaempferol
Công dụng: Trừ thấp, giải độc, lợi niệu, thông lợi các khớp. Chủ trị: Tràng nhạc (Hạch mọc nhiều ở cổ dính chùm với nhau như tràng nhạc), lở ngứa, giang mai, tiểu đục, xích bạch đới, đau nhức xương khớp, trúng độc thủy ngân. Thổ phục linh là một vị thuốc được dùng trong nhân dân để tẩy độc cơ thể, bổ dạ dày, khỏe gân cốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau nhức xương khớp
Cách dùng, liều dùng:
+ Liều dùng: 3 – 5 gram/ ngày
+ Cách dùng: Dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác
Sơ chế: Thân cây chặt về cắt thành từng đoạn dài 20 cm đến 40 cm, phơi hơi héo. Dùng gậy gỗ tròn gần bằng lõi Thông thảo đẩy lõi ra, làm cho phẳng, phơi khô. Khi dùng phải loại tạp chất và thái lát
Hanhnguyen –
Thổ phục linh với Bạch phục linh có phải là cùng 1cây không vậy