Tìm hiểu các nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh

  2 Tháng sáu, 2024

Tim đập nhanh thường gây nên cảm giác hồi hộp, tim đập thình thịch. Thường tim đập nhanh sẽ gây lo lắng, tuy nhiên có khi lại vô hại. Trong vài tình huống hiếm gặp hơn, nhịp tim nhanh có thể là triệu chứng của bệnh tim nặng,

Để biết được nhịp tim nhanh hay bình thường người ta đo mạch đập khi nằm nghỉ. Nếu bạn thường xuyên có nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút, đây là một tình trạng đáng chú ý, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân bệnh lý, để đi sâu vào vấn đề này hãy cũng chuyên gia Công Ty Dược Phẩm Tuệ Tĩnh tìm hiểu chi tiết nhé.

Cường giáp

Cường giáp là bệnh về nội tiết khá phổ biến ở Việt Nam, thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh xảy ra khi tuyến giáp ở cổ tăng cường hoạt động quá mức cần thiết. Cường giáp có nhiều loại, trong đó Basedow là loại thường gặp nhất.

Một trong những dấu hiệu báo hiệu bệnh cường giáp là nhịp tim nhanh thường xuyên. Tim đập nhanh kể cả lúc nghỉ, có thể lên tới 110-120 lần/phút. Các triệu chứng khác của cường giáp bao gồm đổ mồ hôi, mệt mỏi, sút cân, thường xuyên đi tiêu phân lỏng, có thể có bướu cổ, lồi mắt.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Nếu hiện tượng đánh trống ngực xảy ra sau khi ăn hoặc khi đi ngủ, đi kèm với chứng ợ nóng thì đây có thể là biểu hiện do trào ngược axit dạ dày..

Các triệu chứng thường gặp khác của bệnh gồm: ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, khó thở, tim nhanh sau ăn, viêm họng, khàn tiếng… Một số trường hợp còn bị đau, tức ngực, dễ nhầm lẫn với các bệnh tim mạch.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày thực quản: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh hiệu quả

Rối loạn lo âu, căng thẳng kéo dài

Khi bạn cảm thấy lo lắng hay hoảng loạn, tim đập nhanh hơn để bơm máu nhiều hơn cho cơ thể. Đây là cơ chế giúp cơ thể phản ứng nhanh và chiến đấu chống lại mối đe dọa. Tuy nhiên nếu tình trạng hồi hộp, tim đập nhanh kéo dài vô cớ, kèm theo lo lắng dễ giật mình, luôn cảm thấy bất an và thường có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, có thể bạn đang bị tình trạng rối loạn lo âu.

Triệu chứng dễ thấy và thấy sớm nhất là hồi hộp đánh trống ngực (lo vô cớ). Nếu trạng thái lo âu kéo dài, bạn nên đi khám chuyên khoa tâm thần.

Bệnh tim mạch

Nhịp tim nhanh cũng có thể liên quan đến các bệnh tim. Các tình trạng về tim gắn với đánh trống ngực bao gồm: bệnh động mạch vành, bệnh ở van tim, cơ tim… Ngoài ra, tình trạng huyết áp thấp, thiếu máu cũng có thể làm tim đập nhanh.

Tim đập nhanh có thể là phản ứng của cơ thể trước các yếu tố như:

Uống bia rượu, cà phê, chất kích thích;

Hoạt động thể chất mạnh;

Áp lực công việc, lo âu trước một tình huống xấu;

Hạ đường huyết do đói…

Nếu không thường xuyên thì không phải quá lo lắng. Nhưng nếu bạn nhận thấy tim đập nhanh thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn như các bệnh lý đã nêu trên.

Tình trạng tim nhanh thường xuyên cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị hoặc điều trị trễ, nhịp tim nhanh về lâu dài có thể gây ra các biến chứng như suy tim, đột quỵ… Bạn cần đi khám bệnh và làm các xét nghiệm máu, đo điện tâm đồ, siêu âm tim để tìm được nguyên nhân chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *