Một số hiểu biết chung về tỏi đên trong y học cổ truyền

  30 Tháng sáu, 2024

Tỏi là một loại gia vị tự nhiên phổ biến. Gần đây có nhiều nghiên cứu chức năng của tỏi như một loại thực phẩm chữa bệnh.Hãy cùng dược tuệ tĩnh tìm hiểu qua nội dung dưới đây

Một loạt các tác dụng điều trị của tỏi tươi đã được quan sát thấy như: tác dụng chống ung thư; kháng khuẩn, kháng virus; chống đái tháo đường,chống tăng huyết áp,; bảo vệ tim mạch, bảo vệ gan; giảm lipid huyết; tác dụng chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch.

Thành phần hóa học

Nhiệt độ và thời gian ủ khác nhau tạo ra sự khác biệt về nồng độ của các thành phần hoạt tính trong tỏi đen.

Tỏi đen chứa các hợp chất hoạt tính sinh học. Chẳng hạn như phenol, flavonoid, pyruvate, thiosulfate; S-allylcysteine ​​(SAC) và S-allyl mercapto cysteine ​​(SAMC)… Các chất này, có nguồn gốc từ allicin, chịu trách nhiệm cho hoạt động chống oxy hóa chính.

Tác dụng của tỏi đen với sức khỏe

Chống ung thư: Tỏi đen có nhiều hợp chất chống ung thư, giúp tăng sức đề kháng cơ thể từ đó làm giảm nguy cơ phát triển các tế bào ung thư đồng thời chống các gốc tự do.

Tránh nhiễm trùng, ngừa nấm, khám viêm: Tỏi đen chứa allicin, có chất kháng sinh tương tự như tỏi tươi, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập cơ thể, ngừa nấm, tránh nhiễm trùng.

xem thêm: Hoa trinh nữ vị thuốc dân gian với nhiều công dụng bất ngờ

Ngừa một số các bệnh mãn tính: Theo nghiên cứu, tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa cao gấp hai lần tỏi tươi. Nhờ đó giúp bảo vệ tế bào, chống lão hóa, ngăn các bệnh mãn tính không lây như cao huyết áp, suy giảm trí nhớ, tiểu đường…

Tỏi đen có tác dụng phục hồi tổn thương cơ bắp cho tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các chức năng khác trong cơ thể.

Tỏi đen giúp thu dọn gốc tự do rất mạnh, hiện nay đã biết trên 80 bệnh lý khác nhau có nguyên nhân liên quan đến gốc tự do. Có thể nói, tỏi đen là dược liệu dùng để phòng bệnh rất tốt.

Tỏi đen có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, do đó được dùng cho người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt. Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân bị cúm, tỏi đen giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, khỏe mạnh trở lại.

Tỏi đen có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.

Ngoài ra, tỏi đen còn được chứng minh có tác dụng hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, tăng HDL – Cholesterol, điều hòa đường huyết, do đó, rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao như người béo, mỡ máu.

Các lưu ý khi sử dụng tỏi đen trong chữa bệnh

So với tỏi tươi, tác dụng của tỏi đen thấp hơn. Nồng độ đường tăng và nồng độ allicin giảm trong quá trình xử lý; nó gây ra tác dụng chống viêm thấp hơn. Bởi vì, Allicin kích hoạt kênh, thụ thể và có liên quan đến một loạt các tác dụng sinh lý kể trên.

Tuy nhiên, sử dụng tỏi đen trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề trong việc kiểm soát chảy máu trong khi phẫu thuật. Vì loại tỏi này có tác dụng chống đông máu. Các bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng đông cần lưu ý vấn đề này. Bởi vì nó có thể làm tăng thời gian chảy máu.

Hướng dẩn cách sử dụng

Một số cách bạn có thể sử dụng loại gia vị này như thêm vào nước tương để món xào thêm hương vị, nêm canh súp, trộn với mayonnaise, món salad, mì ống, pizza…

Các thành phần trong tỏi đen vẫn chưa được phân tích đầy đủ, do không có đủ các nghiên cứu. Các thành phần hóa học, hàm lượng thay đổi theo thời gian, nhiệt độ, áp suất. Hơn nữa, sự thay đổi của các đặc tính hóa lý và hàm lượng là kết quả của các giống tỏi khác nhau; bao gồm các yếu tố nông học, di truyền và môi trường.

Nguồn: Dược Phẩm Tuệ Tĩnh sưu tầm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *