Rau sam thường được sử dụng trong các món ăn và bài thuốc dân gian, nhưng ít ai biết rằng nó có nhiều công dụng sức khỏe đáng kinh ngạc. Hãy cùng Công ty Dược phẩm Tuệ Tĩnh khám phá những lợi ích của rau sam và lý do tại sao bạn nên đưa loại rau này vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình.
Trong đông y, rau sam là Vị Thuốc Y Học Cổ Truyền có vị chua tính lạnh, vào kinh phế, tâm và tỳ. Rau san có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết, lợi tiểu và giảm đau. Để làm thuốc ta nên chọn loại rau có màu đỏ to bụ toàn cây và bỏ rễ, dùng ở dạng tươi, hoặc khô.
Các công dụng rau sam chữa bệnh
Với trẻ em đi lỵ: dùng rau sam tươi giã nát vắt nước cốt đun sôi. Có thể cho ít mật ong để dễ uống.
Phụ nữ bị bạch đới: dùng 30ml nước cốt rau sam cùng với 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều lên, sau đó đun sôi để uống.
Sốt phát ban, nổi mẩn: dùng rau sam giã lấy nước cốt để uống, còn bã xoa lên người.
Bệnh lậu nhiệt đái dắt đái buốt : dùng rau sam sống giã lấy nước uống.
Ngộ độc thuốc: dùng rau sam tươi giã lấy nước để uống, bã đắp trực tiếp vào rốn.
Lở loét miệng: Dùng nước cốt rau sam hoặc rau sam sắc đặc để bôi.
Rau sam được dùng nấu canh và trị các bệnh thông thường
Đau răng: dùng nước cốt rau sam uống hoặc sắc đặc ngậm súc miệng.
Mụn nhọt lâu ngày không khỏi: dùng rau sam tươi giã nát đắp trục tiếp lên mụn.
Nấm tóc nấm chân, chốc đầu: dùng rau sam nấu thành cao bôi trục tiếp lên chỗ tổn thương. Hoặc có thể dùng rau sam khô đốt thành than để rắc lên.
Ho gà (ho bách nhật): dùng 100 gam rau sam đun sôi cùng với 200ml nước thêm 30 gam đường phèn đun tiếp đến khi còn 100 ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần.
Ho ra máu: uống nước cốt (vắt rau còn tươi) hoặc nấu đặc để uống, hàng ngày ăn rau sam nấu thành nhiều kiểu (sống, luộc, xào hoặc nấu canh) cho đến khi khỏi bệnh. Nếu ho lao phải kết hợp dùng thuốc.
Kiết lỵ ra máu: dùng 200 gam rau sam thái nhỏ, nấu với 100 gam nếp thành cháo (không cho muối) ăn lúc đói.
Hậu sản tiểu tiện không thông: dùng rau sam tươi 100 gam giã vắt lấy nước được khoảng 30ml thì đun sôi hoặc cách thủy. Thêm 10 gam mật ong để uống.
Hậu sản ra huyết: dùng rau sam tươi 200 gam hoặc khô 60 gam sắc uống chia 2 lần/ngày.
Tẩy giun móc: dùng rau sam tươi 300 gam giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặc đường cho dễ ăn. Ngày uống 2 lần khi đói, uống liền 3 ngày là 1 liệu trình. Phải uống từ 1-3 liệu trình.
Ngứa âm đạo: dùng rau sam tươi hoặc khô sắc nước ngâm rửa.
Trĩ: rau sam tươi nấu ăn, lấy nước còn để xông và ngâm. Làm hàng ngày trong vòng 1 tháng.
Côn trùng, rắn rết cắn: giã rau sam lấy nước cốt dùng uống ngay và dùng bã đắp lên chỗ bị cắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, dời leo hoặc ong muỗi đốt…). Với rắn cắn phải đưa đi bệnh viện. Rau sam chỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ.
Những lưu ý khi sử dụng rau sam
Trong quá trình sử dụng rau, người dùng cần lưu ý tới những vấn đề sau:
Khi sử dụng rau sam tươi, chỉ nên sử dụng từ 50 – 100 gram/ngày.
Hạn chế sử dụng rau với các đối tượng sau gồm phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người bị tiêu chảy, kiết lị, người tiền sử mắc bệnh sỏi thận hoặc đang trong quá trình điều trị sỏi thận.
Khi chế biến, không nấu rau quá kỹ để tránh mất đi các chất dinh dưỡng.
Không chế biến rau chung với 3 loại thực phẩm sau là thịt ba ba, trứng vịt lộn và thịt rùa. Khi kết hợp chung, món ăn sẽ gây ra tình trạng ngộ độc với người dùng.
Hy vọng rằng những thông tin về công dụng tuyệt vời của rau sam đã giúp bạn nhận ra giá trị của loại rau này trong việc cải thiện sức khỏe. Nếu bạn muốn khám phá thêm các sản phẩm dinh dưỡng từ rau sam và nhiều loại thảo dược khác, hãy đến với Công ty Dược phẩm Tuệ Tĩnh. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, giúp bạn chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện.